Để có thể làm được Công việc của một nhân viên kế toán tổng hợp bạn cần trau rồi cho mình 1 kỹ năng tổng hợp tức là cái gì bạn cũng phải biết, từ lên sổ sách, lập BCTC, làm kế toán thuế… cho đến những kỹ năng xử lý hóa đơn chứng từ, hay cách đối đãi với cơ quan thuế bạn đều cần thực hiện nhần nhuyễn.
Mỗi doanh nghiệp cụ thể sẽ có những yêu cầu khác nhau về công việc của kế toán tổng hợp. Ví dụ như:
– Công ty có 2 – 3 nhân viên kế toán thì phần việc của mỗi người chắc chắn sẽ nhiều hơn; Kế toán trưởng phải làm luôn công việc của kế toán tổng hợp.
– Công ty có 6 – 7 nhân viên kế toán, mỗi người phụ trách một phần hành thì phần việc / phần hành của kế toán tổng hợp sẽ ít hơn nhưng bù lại khối lượng công việc tổng hợp nhiều hơn và đòi hỏi chuyên môn cao hơn.
– Còn công ty chỉ có một kế toán, khi đó bạn phải là kế toán trưởng và làm từ A đến Z.
Có thể đôi lúc bạn có cảm giác rằng, vai trò của kế toán tổng hợp hình như giống vai trò của kế toán trưởng ? điều đó cũng có thể. Thường thì công việc của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản, điều phối, xử lý các mối quan hệ, hoạch định, xử lý tài chính, vay vốn, tham dự các cuộc họp về quản trị,…Đặc biệt, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao theo quy định pháp luật về kế toán và thuế.
Nói 1 cách có hệ thống và chi tiết thì công việc của một nhân viên kế toán tổng hợp sẽ phải thực hiện như sau:
1. Quản lý về mặt kế toán: đảm bảo hạch toán đúng, đủ và kịp thời. Các chứng từ, hóa đơn phải hợp pháp. Lập báo cáo hàng tháng, theo dõi các khoản chi phí trích trước, chờ phân bổ. Đảm bảo báo cáo kịp thời, đúng thời hạn.
2. Quản lý về mặt hàng tồn kho: Thực hiện đối chiếu hàng tồn kho giữa thực tế và sổ sách. Làm việc với thủ kho để xác định chênh lệch nếu có, và tìm nguyên nhân cũng như xử lý.
3. Kiểm tra giá thành: làm việc với kế toán giá thành để phân tích giá thành sản phẩm. Kiểm tra và phân bổ chi phí trong kỳ.
4. Theo dõi tài sản cố định: Theo dõi các khoản trích khấu hao TSCĐ, mua sắm và thanh lý.
5. Lập ngân sách: Tham gia lập ngân sách cho công ty.
6. Lập các loại báo cáo thuế và thống kê theo quy định.
7. Báo cáo tiền mặt, tiền gửi: Sổ quỹ, Sổ chi tiết tài khoản, Sổ tổng hợp tài khoản, Sổ cái tài khoản, Sổ nhật ký chung( Bảng kê chứng từ, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ )
Leave a Reply