Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Hằng năm xây dựng cơ bản chiếm khoảng 30% vốn đầu tư của nhà nước cũng chính vì thế nó có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Sản phẩm của nó là những công trình có giá trị, thời gian sử dụng lâu dài và có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Các doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào một cách tối ưu để không chỉ cho ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo về kỹ thuật, kiến trúc – thẩm mỹ… mà còn phải có một giá thành hợp lý không chỉ đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Trong bối cảnh nước ta đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt Quyết định số 491/QĐ – TTG của Thủ tướng chính phủ
ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đang và sắp được triển khai trên toàn quốc với 19 tiêu chí được đề ra. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong đề án xây dựng nông thôn mới nên xây dựng cơ bản càng trở lên thiết yếu để góp phần làm thay đổi diện mạo của quê hương đất nước. Điều đó không chỉ có ý nghĩa là khối lượng công việc của ngành xây dựng cơ bản sẽ tăng lên mà song song với nó là số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp là phải thi công các công trình – hạng mục công trình có nhiều khâu, thời gian dài, địa điểm thi công lại không cố định… Vấn đề được đặt ra là làm sao để quản lý vốn một cách có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí thất thoát trong kinh doanh. Dưới trình độ quản lý kinh tế vĩ mô thì việc hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp có cái
nhìn đúng đắn về công việc về thực trạng cũng như khả năng của mình., để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ đó tìm cách cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì những lý do ấy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành cơ bản của công tác kế toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp xây lắp nói riêng và xã hội nói chung.
Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán em quyết định chọn chuyên đề: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông Xuyên Á” để viết chuyên đề thực tập.
Mục tiêu của chuyên đề là vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đã học ở trường vào nghiên cứu thực tiễn công việc ở Công ty.Từ đó phân tích những điều còn tồn tại góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác hạch toán ở công ty.
Trong khuôn khổ của chuyên đề thực tập ngoài những kết cấu cơ bản, chuyên đề thực tập được chia thành 3 phần như sau :
Chương I : Lý luận cơ bản về chi phí sx và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông Xuyên Á.
Chương III : Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông Xuyên Á.
Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, vì thế em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô, cán bộ kế toán cùng toàn thể bạn đọc để mình có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công tác kế toán thực tế sau này
Leave a Reply